Rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không

Rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không

Sức khỏe

2.1. Mất ngủ

Mất ngủ là một than phiền chủ quan của người mắc về giấc ngủ: ngủ không đủ thời gian, chất lượng giấc ngủ không tốt, nghĩa là khi ngủ dậy người ta vẫn cảm thấy sức khỏe thể chất và tinh thần không hồi phục, cảm giác uể oải, mệt mỏi, còn buồn ngủ. Tùy từng trường hợp có thể biểu hiện bởi tình trạng khó đi vào giấc ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, thức dậy sớm hoặc có thể có cảm giác thiếu ngủ hoàn toàn. Tỷ lệ mất ngủ chiếm khoảng 10-15% trong dân số, trong đó mất ngủ tạm thời thường gặp nhất. Tỷ lệ mất ngủ tăng dần theo tuổi và tỷ lệ nữ gấp đôi nam.

Mất ngủ tạm thời

Xuất hiện vài đêm hoặc trong thời gian ngắn một vài tuần, ở những người bình thường. Mất ngủ tạm thời là rối loạn hay gặp nhất chiếm 30 đến 40% dân số.

Mất ngủ thứ phát do bệnh tâm thần hay bệnh thực thể gây ra

Nguyên nhân bệnh tâm thần: tất cả những rối loạn tâm thần đều có thể đưa đến mất ngủ, từ 30 đến 60% trường hợp mất ngủ có nguyên nhân từ các rối loạn tâm thần.

  • Rối loạn trầm cảm: mất ngủ vào sáng sớm, nghĩa là dậy vào lúc 3-4 giờ sáng.
  • Rối loạn lo âu: khó đi vào giai đoạn ru giấc ngủ.
  • Mất ngủ hoàn toàn do cơn hưng cảm, trạng thái hoang tưởng, lú lẫn: rối loạn chu kỳ thức – ngủ và thường đưa đến tình trạng kích động ban đêm.
  • Mất ngủ mãn tính: rối loạn nhân cách, nghiện ngập thường dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính.

Nguyên nhân thực thể: rất nhiều bệnh có thể đưa đến tình trạng mất ngủ, đặc biệt là những bệnh lý sau:

  • Các chứng đau cấp và mãn tính, ví dụ: đau trong bệnh viêm khớp thường tăng vào ban đêm…
  • Các bệnh đường tiêu hóa: loét dạ dày tá tràng
  • Các bệnh tiết niệu: u tiền liệt tuyến, tiểu rắt, tiểu buốt…
  • Các bệnh nội tiết: tiểu đường, cường giáp…
  • Các bệnh tim mạch, hô hấp: suy tim, viêm phế quản, hen suyễn…
  • Các bệnh thần kinh: Bệnh Parkinson, Alzheimer, tai biến mạch máu não…

Nguyên nhân do thuốc và những chất kích thích:

  • Lạm dụng chất kích thích: cafe, thuốc lá, amphetamine, cocaine…
  • Lạm dụng rượu gây ra tình trạng dễ vào trạng thái ru ngủ nhưng sẽ giảm thời gian ngủ sâu, thức dậy sớm và không hồi phục sau khi thức dậy.
  • Một số thuốc như: Theophylline, Corticoid, thuốc chống trầm cảm tác dụng kích thích, các thuốc ngủ dùng trong thời gian dài.

Mất ngủ mạn tính tiên phát

Loại mất ngủ này tập hợp phần lớn những trường hợp mất ngủ mà không thấy bất cứ nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào. Biểu hiện duy nhất là mất ngủ. Người ta phân biệt ra những loại sau:

  • Mất ngủ vô căn tiến triển từ tuổi ấu thơ: nguyên nhân từ những sự kiện xảy ra trong ngày mà trẻ chứng kiến gây ra.
  • Mất ngủ tâm sinh lý là những trường hợp mất ngủ được hình thành từ việc lặp đi lặp lại do nguyên nhân tâm lý sợ giấc ngủ. Ví dụ: giấc mơ hoặc ảo giác khiến người bệnh né tránh giấc ngủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *