Điều trị chấn thương dây chằng đầu gối

Xương khớp

Các loại chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp có thể kể đến như:

1.1.Chấn thương dây chằng chéo trước

Đây là chấn thương phổ biến thường xảy ra khi người bệnh bị trẹo đầu gối do dừng lại đột ngột, chuyển hướng quá nhanh hay va chạm với lực mạnh, tiếp đất không tốt sau khi nhảy.

Sau chấn thương có thể nghe tiếng “rắc” phát ra từ vùng đầu gối, sau đó cảm thấy khớp gối trở nên lỏng lẻo, kèm sưng đau trong vòng 24 giờ, hạn chế vận động khớp gối, thậm chí là teo cơ, yếu khớp gối.

1.2.Chấn thương dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau thường ít bị chấn thương hơn do dày và mạnh hơn, tuy nhiên nếu đã bị tổn thương thì thường sẽ nghiêm trọng và khó hồi phục. Tư thế có thể gây ra chấn thương loại này là lực tác động mạnh khiến cơ thể dồn lực lớn lên đầu gối dẫn tới quá tải và ngã khuỵu.

Triệu chứng chính của tổn thương dây chằng chéo sau thường là sưng đầu gối sau khoảng vài giờ, khớp gối lỏng, đau dữ dội vùng gối, teo phần đùi và phần trên cẳng chân của bên bị chấn thương dây chằng chéo sau dẫn tới mất đối xứng hai bên đùi.

1.3. Chấn thương dây chằng giữa gối

Thường gặp ở vận động viên chơi các bộ môn thể thao va chạm nhiều như bóng chuyền, bóng đá,… Loại dây chằng này ít khi bị rách, trừ khi tác động mạnh trực tiếp lên mặt ngoài khớp gối, khiến khớp mở ra quá mức.

Triệu chứng của tổn thương dây chằng giữa gối gồm có khớp lỏng lẻo, có tiếng lạo xạo mỗi khi chuyển động, cảm thấy kẹt khớp và đau nghiêm trọng, bầm tím ở khớp gối, kèm theo sưng đỏ.

1.4. Chấn thương dây chằng bên ngoài

Dây chằng bên ngoài đầu gối có thể bị chấn thương khi gặp lực ép lên đầu gối từ trong ra ngoài, thường gặp trong các tai nạn giao thông hoặc va chạm thể thao. Triệu chứng người bệnh thường gặp phải là khớp gối lỏng lẻo, mất sự ổn định, sưng, đau khớp gối nhiều, căng cơ, khó khăn trong di chuyển,…

Mặc dù chấn thương loại này khá ít gặp nhưng không nên chủ quan, bởi nếu chấn thương nặng gây đứt dây chằng đầu gối thì người bệnh có thể mất khả năng vận động khớp gối sau này và teo cơ.

Chấn thương dây chằng đầu gối có 3 mức độ gồm:

  • Độ 1: dây chằng tổn thương mức độ nhẹ, còn gọi là bong gân đầu gối với khớp gối vẫn được giữ ổn định
  • Độ 2: dây chằng đứt một phần (tổn thương mức độ trung bình), khớp gối bắt đầu có dấu hiệu lỏng lẻo.
  • Độ 3: dây chằng đầu gối bị đứt hoàn toàn (tổn thương mức độ nặng), khớp gối không còn ổn định mà trở nên lỏng lẻo.

Bệnh nhân có thể vẫn đi lại được sau chấn thương dây chằng, tuy nhiên các cơn đau sẽ dần trở nên nặng nề hơn sau vài ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn.

Các chấn thương dây chằng đầu gối ở mức độ nhẹ như điều trị giãn dây chằng đầu gối có thể tự lành nếu được chăm sóc đúng cách. Để quá trình hồi phục được hiệu quả thì bệnh nhân cần:

  • Hạn chế di chuyển, cử động mạnh vùng gối, tránh các tác động lên gối để giảm thiểu cơn đau. Việc này sẽ giúp đầu gối được nghỉ ngơi, nếu được thì nên sử dụng nạng cho tới khi không còn đau nhiều nữa.
  • Trong vòng 24 giờ sau chấn thương, cần chườm lạnh đầu gối từ 20-30 phút sau mỗi 3-4 giờ để giảm sưng đau, tiếp tục thực hiện chườm lạnh 2-3 ngày sau đó hoặc đến khi hết sưng.
  • Nâng cao đầu gối bằng cách kê một chiếc gối phía dưới trong lúc nằm hoặc ngồi.
  • Mang nẹp đầu gối để ổn định vùng bị tổn thương, đồng thời bảo vệ gối không bị chấn thương thêm.
  • Uống thuốc giảm đau chống viêm theo liều lượng bác sĩ kê đơn
  • Vật lý trị liệu cho khớp gối: Để kiểm soát cơn đau và sưng phù, hiệu chỉnh cơ sinh học và duy trì sự ổn định của khớp gối, ngăn ngừa chấn thương tái phát, cải thiện các triệu chứng khác như viêm gân, khó cử động chân, yếu cơ.

Trong một số trường hợp thì cách chữa chấn thương dây chằng đầu gối duy nhất là phẫu thuật, thường là các trường hợp đứt hoàn toàn hoặc giãn quá giới hạn thì phẫu thuật tái tạo thay dây chằng khớp gối sẽ được lựa chọn. Đặc điểm của phẫu thuật dây chằng khớp gối là:

  • Các vật liệu/mảnh ghép sử dụng trong tái tạo dây chằng khớp gối gồm vật liệu tự thân (từ bệnh nhân), vật liệu đồng loại (của người khác) và vật liệu tổng hợp.
  • Phẫu thuật có thể tiềm ẩn các nguy cơ biến chứng như nhiễm khuẩn, hạn chế gấp hoặc duỗi gối do bệnh nhân không tuân thủ tốt quá trình tập luyện, tràn dịch khớp gối,…
  • Phẫu thuật không nên áp dụng với bệnh nhân không có nhu cầu hoạt động thể lực mạnh, không có triệu chứng mất vững khớp gối và đặc biệt là người cao tuổi.
  • Các loại phẫu thuật dây chằng khớp gối có thể gồm kỹ thuật một bó, hai bó, ghép gân Hamstring tự thân, gân đồng loại, khâu sụn chêm hoặc sửa sụn chêm trong các trường hợp rách sụn chêm khớp gối kèm tổn thương dây chằng.

Tùy thuộc loại chấn thương dây chằng đầu gối và mức độ mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và xử trí phù hợp. Vì thế, khi có dấu hiệu chấn thương dây chằng đầu gối nghiêm trọng, người bệnh nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, tránh để các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Với sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Taoxoan.net đã triển khai và áp dụng thành công nhiều ca phẫu thuật, chấn thương chỉnh hình, phục hồi chức năng các bệnh lý cơ xương khớp. Đặc biệt, với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm được đào tạo bài bản tại các Trung tâm Chấn Thương Chỉnh hình lớn trong nước cũng như được đào tạo chuyên sâu về Thay khớp, Nội soi khớp, Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình… do các chuyên gia của Hội Chấn thương chỉnh hình nước ngoài giảng dạy không chỉ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng mà còn hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật, đảm bảo sự an toàn, yên tâm cho người bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *