Dau dau goi khi buoc di

Dau dau goi khi buoc di

Xương khớp

Đau đầu gối khi lên xuống cầu thang là một hiện tượng rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là đối với những người già hoặc những người bị chấn thương vùng đầu gối. Vậy nguyên nhân của biểu hiện này là do đâu? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối khi lên xuống cầu thang

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối khi lên xuống cầu thang, bởi lúc này trọng lượng cơ thể đều dồn xuống đầu gối theo từng bước đi. Khi chân trái bước lên hoặc đưa xuống thì khớp gối phải chịu trọng lực và ngược lại. Chính quá trình này, làm cho sụn khớp gối bị bào mòn và kéo theo đó là tình trạng thoái hóa nhanh hơn.

đau đầu gối khi lên xuống cầu thang

Một khi khớp gối bị tổn thương ở các mô, sụn, dây chằng…thì các hoạt động như leo cầu thang sẽ gây cảm giác đau đớn cho người bệnh. Như vậy, đau khớp gối khi leo cầu thang có thể từ những bệnh lý sau:

1.1. Bệnh thoái hóa khớp gối

Đau đầu gối khi lên xuống cầu thang cũng là một trong những biểu hiện của thoái hóa khớp gối. Đây là tình trạng mất cân bằng sinh học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp và xương dưới sụn, từ đây sinh ra các phản ứng sưng, viêm, đau. Không chỉ gây cảm giác đau đớn khi leo cầu thang mà mọi vận động như đứng lên ngồi xuống, chạy nhảy cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày.

1.2. Bệnh tràn dịch khớp gối

Viêm khớp gối là hiện tượng dịch khớp tràn ra ngoài ổ khớp, gây viêm, sưng một bên đầu gối. Gặp phải những biểu hiện này người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi vận động, bất kể là đứng lên hay ngồi xuống.

>> Tìm hiểu thêm: Tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Tâm Bình giải đáp!

1.3. Bệnh khô khớp gối

Trái với tràn dịch khớp gối, khô khớp là hiện tượng giảm tiết dịch khớp gối. Khi dịch tiết bị thiếu hụt, khớp gối không được bôi trơn làm cho các động tác co duỗi không được trơn tru, gây khó khăn, đau đớn khi cử động.

1.4. Bệnh viêm khớp gối

Là tình trạng các mô xung quanh khớp gối bị viêm, kèm theo các biểu hiện như sưng, đỏ. Viêm khớp gối thường xuyên gây ra đau đớn cho bệnh nhân ngay cả khi không vận động.

1.5. Bị tổn thương dây chằng

Dây chằng bị tổn thương cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau đầu gối. Trường hợp này xuất hiện khi bạn tập luyện những môn thể thao, vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Ngoài ra, viêm gân bánh chè cũng dẫn đến tình trạng đau đầu gối, bởi khi gân bánh chè bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng gân và các cơ nhỏ bị sưng lên.

1.6. Tổn thương sụn hoặc rách sụn chêm

Sụn chêm bị tổn thương cũng gây ra đau đầu gối khi lên xuống cầu thang. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, khiến bạn bị đau đớn mỗi khi di chuyển đồng thời khiến cơ thể suy nhược. Nếu như không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe.

2. Cần làm gì để giảm cơn đau đầu gối mỗi ngày?

Có rất nhiều cách làm giảm tình trạng đau đầu gối. Theo gợi ý của một số chuyên gia xương khớp bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

2.1. Chế độ ăn uống hợp lý

Người đau đầu gối nên có chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biệt, cần tăng cường những loại thực phẩm tốt cho xương khớp, giúp bổ sung chất nhờn và tái tạo sụn khớp như: chất béo lành mạnh (có trong các loại cá béo như, dầu thực vật), các loại rau xanh (như bông cải, cải bó xôi, cải ngọt, đậu bắp), các loại hoa quả (như: nho, quả anh đào, quả dâu tây…).

2.2 Chế độ sinh hoạt, vận động

Khi xuất hiện những cơn đau gối, nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn quên đi những cơn đau, đem lại trạng thái tâm lý tốt hơn.

Về chế độ vận động: Tập thể dục đều đặn là cách để bạn duy trì một sức khỏe tốt. Mỗi ngày, bạn nên dành 30 phút để thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn một bộ môn phù hợp như: Đi bộ, bơi lội, yoga… Tránh các môn thể thao vận động mạnh như: Bóng đá, bóng chuyền, tennis…

2.3 Bổ sung các tinh chất tốt cho sụn khớp

Đau đầu gối khi lên xuống cầu thang là dấu hiệu cho thấy sụn khớp đang gặp vấn đề. Vì vậy, bổ sung các tinh chất hỗ trợ tái tạo sụn khớp, giúp xương chắc khỏe là một trong những biện pháp điều trị mang lại hiệu quả tích cực và lâu dài. Dưới đây là gợi ý các tinh chất giúp bổ xương, dưỡng khớp:

điều trị đau đầu gối

Glucosamine

Glucosamine là một hợp chất tự nhiên, đóng vai trò như những viên gạch, giúp cơ thể xây dựng tế bào và cấu trúc mô. Tuy nhiên, chức năng quan trọng nhất của Glucosamine là phát triển và duy trì sụn khớp trong cơ thể.

Tinh chất Glucosamine được chiết xuất chủ yếu từ các loại động vật có vỏ, điển hình là vỏ tôm, cua, vỏ sò, vỏ ốc… Chế phẩm này được sử dụng để hỗ trợ điều trị các rối loạn xương khớp như: viêm xương khớp, thoái hóa khớp, khô khớp…

Collagen type 2

Collagen type 2 là một trong những thành phần tự nhiên của sụn khớp. Tuy nhiên, cùng với tuổi tác, mạng lưới Collagen type 2 trong cơ thể ngày càng xơ cứng, tổn thương. Vì vậy, các chuyên gia xương khớp khuyên bạn nên bổ sung dưỡng chất này, nhất là khi đã có biểu hiện thoái hóa khớp.

Việc bổ sung Collagen type 2 giúp hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, tăng độ đàn hồi cho các mô sụn.

Chiết xuất cây nhũ hương

Cây nhũ hương là thảo dược quý có nguồn gốc từ Ấn Độ. Chiết xuất nhũ hương là thành phẩm được lấy từ mủ (nhựa) của loại cây này. Bên cạnh công dụng cải thiện tâm trạng, chống stress, cải thiện hệ tiêu hóa, tinh chất nhũ hương còn giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp.

Đau đầu gối khi lên xuống cầu thang không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí lâu ngày không điều trị còn gây ra nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Vì vậy, nếu đang mắc phải tình trạng này, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phương án cải thiện càng sớm càng tốt.

XEM THÊM:

  • Đau khớp gối uống thuốc gì dứt đau nhanh, không lo tác dụng phụ?
  • Những điều cần biết khi bị viêm đau khớp gối
  • Bị đau ở đầu gối là bệnh gì? – Những “cảnh báo” không nên bỏ qua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *